Home » Tin tức - Sự kiện
2 bé mắc chứng đầu nhỏ ở Đắk Lắk không phải do Zika
Sunday, December 11, 2016
Ngày 21/10, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,
Bộ Y tế cho biết hai trường hợp hội chứng đầu nhỏ mới được phát hiện tại
Đắk Lắk không có dấu hiệu mắc virus Zika.
Ngày 19/10, Sở Y tế Đắk Lắk lấy mẫu máu của 2 bé là chị em ruột tại xã Ea Dăh, huyện Krông Năng để xét nghiệm xác định nguyên nhân gây nên chứng đầu nhỏ. Một bé 7 tuổi và một bé 4 tuổi. Hai cháu có vòng đầu là 35 và 39 cm, nhỏ hơn nhiều so với những đứa trẻ thông thường.
Theo lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk, trường hợp này đã sinh từ lâu nên khó xác định là do nhiễm virus Zika. Đơn vị đã lấy mẫu của gia đình nạn nhân và hàng xóm để gửi Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm.
Ngày 21/10, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, hai bé không phải mắc hội chứng đầu nhỏ do virus Zika. “Hai bệnh nhân đều đã lớn (1 bé 7 tuổi, 1 bé 4 tuổi) và không có những dấu hiệu điển hình của Zika”, ông Phu nói.
Tuy nhiên, Cục Y tế dự phòng cũng giao Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên điều tra về hai trường hợp này để đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bởi chứng đầu nhỏ ngoài nguyên nhân do Zika, còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm virus (Rubella…), vi khuẩn (Giang mai…), ký sinh trùng nhiễm độc, suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền…
Tiến sĩ Phu bày tỏ quan ngại: “Dịch bệnh Zika bùng phát, lo nhất là các thai phụ. Các bà mẹ không nên hoang mang nhưng phải biết cách chủ động phòng bệnh như mặc áo dài tay, xoa kem chống muỗi, ngủ màn ngay cả vào ban ngày...”.
Ông đặc biệt khuyến cáo các bà mẹ nâng cao ý thức khám thai định kỳ, trong đó 3 tháng đầu thai kỳ cực kỳ quan trọng. Phụ nữ dự định có thai, đang có thai đi đến vùng dịch thì phải thực hiện các biện pháp phòng chống, khi về nước có triệu chứng bệnh phải đến cơ sở y tế thăm khám ngay.
"Miền Bắc chưa phát hiện Zika nhưng bệnh có thể bùng phát, vì thế không được chủ quan, phải tăng cường giám sát, theo dõi, tư vấn cho thai phụ để có hướng xử trí phù hợp", tiến sĩ Phu nhấn mạnh.
Bệnh Zika thường nhẹ, người lớn nhiễm virus hầu như không có vấn đề gì và khỏi sau 4-5 ngày điều trị. Bệnh được khuyến cáo nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì biến chứng gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Chỉ khoảng 10% thai phụ mắc Zika sinh con mắc dị tật đầu nhỏ ảnh hưởng trí tuệ, vận động, nói năng, sinh hoạt.Chứng đầu nhỏ ở trẻ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm virus rubella, khuẩn giang mai, ký sinh trùng, nhiễm độc, suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền…Hiện Việt Nam đủ khả năng thực hiện các xét nghiệm phát hiện virus Zika.
Các bệnh viện quận huyện ở TP HCM đang xét nghiệm và tầm soát virus Zika miễn phí từ nay đến hết năm. Việt Nam đã ghi nhận có 9 bệnh nhân Zika, tập trung chủ yếu ở TP HCM (5), Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Long An mỗi địa phương một bệnh nhân.
(nguồn http://khoahoconline.vn/suckhoe/2-be-mac-chung-dau-nho-o-dak-lak-khong-phai-do-zika/41212.html)
Tags:
Tin tức - Sự kiện
Ngày 19/10, Sở Y tế Đắk Lắk lấy mẫu máu của 2 bé là chị em ruột tại xã Ea Dăh, huyện Krông Năng để xét nghiệm xác định nguyên nhân gây nên chứng đầu nhỏ. Một bé 7 tuổi và một bé 4 tuổi. Hai cháu có vòng đầu là 35 và 39 cm, nhỏ hơn nhiều so với những đứa trẻ thông thường.
Theo lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk, trường hợp này đã sinh từ lâu nên khó xác định là do nhiễm virus Zika. Đơn vị đã lấy mẫu của gia đình nạn nhân và hàng xóm để gửi Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm.
Ngày 21/10, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, hai bé không phải mắc hội chứng đầu nhỏ do virus Zika. “Hai bệnh nhân đều đã lớn (1 bé 7 tuổi, 1 bé 4 tuổi) và không có những dấu hiệu điển hình của Zika”, ông Phu nói.
Tuy nhiên, Cục Y tế dự phòng cũng giao Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên điều tra về hai trường hợp này để đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bởi chứng đầu nhỏ ngoài nguyên nhân do Zika, còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm virus (Rubella…), vi khuẩn (Giang mai…), ký sinh trùng nhiễm độc, suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền…
Tiến sĩ Phu bày tỏ quan ngại: “Dịch bệnh Zika bùng phát, lo nhất là các thai phụ. Các bà mẹ không nên hoang mang nhưng phải biết cách chủ động phòng bệnh như mặc áo dài tay, xoa kem chống muỗi, ngủ màn ngay cả vào ban ngày...”.
Ông đặc biệt khuyến cáo các bà mẹ nâng cao ý thức khám thai định kỳ, trong đó 3 tháng đầu thai kỳ cực kỳ quan trọng. Phụ nữ dự định có thai, đang có thai đi đến vùng dịch thì phải thực hiện các biện pháp phòng chống, khi về nước có triệu chứng bệnh phải đến cơ sở y tế thăm khám ngay.
"Miền Bắc chưa phát hiện Zika nhưng bệnh có thể bùng phát, vì thế không được chủ quan, phải tăng cường giám sát, theo dõi, tư vấn cho thai phụ để có hướng xử trí phù hợp", tiến sĩ Phu nhấn mạnh.
Bệnh Zika thường nhẹ, người lớn nhiễm virus hầu như không có vấn đề gì và khỏi sau 4-5 ngày điều trị. Bệnh được khuyến cáo nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì biến chứng gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Chỉ khoảng 10% thai phụ mắc Zika sinh con mắc dị tật đầu nhỏ ảnh hưởng trí tuệ, vận động, nói năng, sinh hoạt.Chứng đầu nhỏ ở trẻ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm virus rubella, khuẩn giang mai, ký sinh trùng, nhiễm độc, suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền…Hiện Việt Nam đủ khả năng thực hiện các xét nghiệm phát hiện virus Zika.
Các bệnh viện quận huyện ở TP HCM đang xét nghiệm và tầm soát virus Zika miễn phí từ nay đến hết năm. Việt Nam đã ghi nhận có 9 bệnh nhân Zika, tập trung chủ yếu ở TP HCM (5), Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Long An mỗi địa phương một bệnh nhân.
(nguồn http://khoahoconline.vn/suckhoe/2-be-mac-chung-dau-nho-o-dak-lak-khong-phai-do-zika/41212.html)
2 bé mắc chứng đầu nhỏ ở Đắk Lắk không phải do Zika
Bạn đang xem 2 bé mắc chứng đầu nhỏ ở Đắk Lắk không phải do Zika tại Trung tâm Y tế Hàm Tân Đừng quên nhấn LIKE và Chia Sẻ nếu bài viết có ích !
Comments[ 0 ]
Post a Comment